Có thể một số trò không mới, nhưng do chi phí đã được giảm sau một thời gian xuất hiện, nên giờ đây chúng trở nên thông dụng hơn và được nhiều người muốn trải nghiệm hơn mỗi khi đi du lịch.
Những cái chết khi tham gia các trò chơi mạo hiểm không phải là chuyện hiếm. Vậy nên, để hạn chế rủi ro khi chơi các trò mạo hiểm trò cảm giác mạnh, bạn không chỉ cần có tinh thần thép mà hãy trang bị kiến thức cặn kẽ, chọn trò chơi phù hợp với thể chất và đừng nghe theo lời thách thức của bạn bè.
Tham gia các trò chơi mạo hiểm cũng đồng nghĩa bạn đang đánh cược mạng sống của mình.
Những trò chơi cảm giác mạnh càng hấp dẫn thì lại càng tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường trước được. Vừa qua, người mẫu Hàn Quốc Jun In Ah 35 tuổi đã qua đời sau khi tham trò chơi mạo hiểm. Nguyên dân là do cô người mẫu này tham gia trò chơi nhảy dù trong điều kiện thời tiết xấu và không thể an toàn tiếp đất. Thi thể Jun In Ah được phát hiện sau 3 ngày mất tích.
Trước khi tham gia bất kỳ trò chơi mạo hiểm nào, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
Không chơi trò quá sức mình
Những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim mạch, chứng sợ độ cao, tự kỷ, cột sống... không nên chơi trò mạo hiểm vì các trò chơi mang tính thử thách này có thể tạo sức ép trực tiếp lên các cơ và hệ thần kinh.
Bạn nên hiểu rõ tình trạng sức khỏe và giới hạn chịu đựng của bản thân trước khi tham gia các trò chơi cảm giác mạnh
Tốt nhất, bạn nên hỏi nhân viên các yêu cầu sức khỏe cần thiết để tham gia các trò chơi cảm giác mạnh.
Hãy trang bị đầy đủ
Phải đảm bảo bạn có đầy đủ trang thiết bị cần thiết và đủ tiêu chuẩn dành cho hoạt động đó. Chơi ở nước phải có phao bơi, áo phao; chơi lướt ván, trượt băng... phải có mũ bảo hiểm, giày trượt, bảo hộ đầu gối, khuỷu tay... Nếu bạn phát hiện trang thiết bị không đủ, bạn hãy yêu cầu nhân viên phải cung cấp trước khi bắt đầu trò chơi.
Đặc biệt, bạn phải cài kỹ khoá dây an toàn khi chơi các trò chơi tốc độ cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn của chị Phượng là do chị đã không cài lại áo phao cẩn thận, dẫn đến việc rơi xuống sông nhưng lại không có áo phao, không chờ được đến khi cứu hộ đến.
Mặc quần áo phù hợpRất nhiều trò chơi mạo hiểm có yêu cầu riêng về trang phục. Hãy nghiêm túc tôn trọng các yêu cầu này để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Những trò chơi mạo hiểm thường có yêu cầu trang phục riêng.
Thiết bị an toàn
Những trò chơi trong các khu giải trí thường hoạt động ở công suất cao nên khó tránh khỏi hư hỏng.
Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào không ổn như có vết nứt, ốc bị tuột ra... hay bất kỳ dấu hiệu không an toàn nào thì bạn nên ngừng tham gia trò chơi và báo ngay cho nhân viên.
Máy móc trò chơi cảm giác mạnh cần đảm bảo an toàn cho người chơi
Quan tâm đến thời tiết
Ngày nay, các bạn trẻ ưa hoạt động thường chọn các loại hình trò chơi cảm giác mạnh ngoài thiên nhiên khi chọn tour du lịch : nhảy dù từ vách đá, leo núi, chèo thuyền kayak vượt thác, lướt sóng... Nhưng trước khi bắt đầu tham gia những trò chơi này, bạn nên tìm hiểu các thông tin về thời tiết trong thời gian lưu trú tại địa điểm đó.
Thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn khi tham gia các trò chơi ngoài trời
Không nên tham gia các thể loại trò chơi mạo hiểm trong hoàn cảnh thời tiết xấu: bão, dông, mưa to, nắng gắt....
Biết bơi khi trò chơi dưới nước
Cách an toàn nhất khi chơi các trò chơi dưới nước là bạn biết bơi, hoặc ít nhất, bạn cũng biết đứng nước một thời gian để chờ người đến cứu. Nếu bạn không biết bơi, bạn nên mặc áo phao. Nếu nơi bạn chơi không cung cấp, hãy tự chuẩn bị một chiếc áo phao vừa vặn với thân mình.
Mỗi trò chơi có một tư thế đáp xuống nước khác nhau và độ sâu của hồ nước bạn đáp xuống cũng khác nhau đấy. Khi xuống nước, hãy luôn quan sát và bảo đảm khu vực nước bạn/nhóm của bạn sắp chơi có nhân viên cứu hộ giám sát. Nếu bạn gặp tình huống không ổn, hãy ra hiệu ngay với họ.
Độ tuổi thích hợp
Bạn đã đủ tuổi chơi trò chơi này chưa? Có những trò chơi chỉ phù hợp với một lứa tuổi cụ thể, đạt đến một giai đoạn phát triển nhất định của tinh thần và thể lực. Nếu trò chơi bạn tham gia có quy định cụ thể, hãy tuân theo những quy định đó.
Ngoài ra, có những quy định chung bạn cần tuyệt đối tuân thủ khi tham gia các trò chơi cảm giác manh. Thông thường, nếu bạn có những bệnh/triệu chứng/tình trạng sau thì không nên tham gia: Động kinh, cao huyết áp, bị thương trước đó ở lưng hay cổ, có vấn đề về tim, có thai, bị gãy xương hay thậm chí chỉ là say xe.
Trong lúc chơi, bạn phải tuân thủ những quy định của trò chơi: Không uống rượu, bia hay chất kích thích trước khi chơi. Bạn chỉ có thể hút thuốc ở khu vực quy định, đồng thời phải mặc trang phục phù hợp với từng trò chơi. Ngoài ra, hãy đọc hướng dẫn ở từng trò chơi, tuân thủ luật lệ, và lắng nghe hướng dẫn của nhân viên. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi người có chức năng ngay.
Có kỹ năng sơ cấp cứu
Những kiến thức về y tế chưa bao giờ là thừa, đặc biệt là đối với những ai đam mê những trò cảm giác mạnh. Không ai có thể lường trước được những chấn thương có thể xảy ra.
Với những tai nạn nhỏ, bạn có thể tự sơ cấp cứu, băng bó, cầm máu...
Các dụng cụ y tế cần được trang bị trước khi tham gia các trò chơi mạo hiểm
Tốt nhất, bạn nên lưu sẵn số điện thoại của trung tâm y tế gần nhất nơi bạn vui chơi để có thể yêu cầu giúp đỡ trong trường hợp xảy ra tai nạn.